Thursday, September 21, 2017

Mạng không dây 802.11

        IEEE 802.11 là một tập các chuẩn của tổ chức IEEE (tiếng Anh: Institute of Electrical and Electronic Engineers) bao gồm các đặc tả kỹ thuật liên quan đến hệ thống mạng không dây. Chuẩn IEEE 802.11 mô tả một giao tiếp "truyền qua không khí" (tiếng Anh: over-the-air) sử dụng sóng vô tuyến để truyền nhận tín hiệu giữa một thiết bị không dây và tổng đài hoặc điểm truy cập (tiếng Anh: access point), hoặc giữa 2 hay nhiều thiết bị không dây với nhau (mô hình ad-hoc)[1].
         Chuẩn 802.11 cũng như các chuẩn khác trong họ IEEE 802, nó tập trung vào 2 tầng thấp nhất trong mô hình OSI – là tầng vật lý (tiếng Anh: physical) và tầng liên kết dữ liệu (tiếng Anh: datalink). Do đó, tất cả hệ thống mạng theo chuẩn 802 đều có 2 thành phần chính là MAC (Media Access Control) và PHY (Physical). MAC là một tập hợp các luật định nghĩa việc truy xuất và gửi dữ liệu, còn chi tiết của việc truyền dẫn và thu nhận dữ liệu là nhiệm vụ của PHY.

1.    Chuẩn 802.11a
IEEE đưa ra chuẩn mở rộng thứ hai cũng dựa vào 802.11 đầu tiên đó là 802.11a. Chuẩn 802.11a sử dụng tần số 5GHz, tốc độ 54Mbps. Chuẩn 802.11a cũng sử dụng kỹ thuật trải phổ khác với chuẩn 802.11b, đó là kỹ thuật trải phổ theo phương pháp đa phân chia tần số trực giao (Orthogonal Frequency Division Multiplexing-OFDM). Đây được coi là kỹ thuật trội hơn so với trải phổ trực tiếp (DSSS). Do chi phí cao hơn, 802.11a thường chỉ được dùng trong các mạng doanh nghiệp, ngược lại, 802.11b thích hợp hơn cho nhu cầu gia đình. Tuy nhiên, do tần số cao hơn tần số của chuẩn 802.11b nên tín hiệu của 802.11a gặp nhiều khó khăn hơn khi xuyên tường các vật chất cản khác. Vùng phủ sóng từ 30-70 m.
Do 802.11a và 802.11b sử dụng tần số khác nhau, hai công nghệ này không tương thích với nhau. Một vài hãng sản xuất bắt đầu cho ra đời sản phẩm “lai” 802.11a /b, nhưng các sản phẩm đơn thuần này chỉ đơn thuần là cung cấp 2 chuẩn sóng Wi-Fi cùng lúc (máy trạm dùng chuẩn nào thì kết nối theo chuẩn đó).
Ưu và nhược điểm của chuẩn 802.11a:
+ Ưu điểm: Tốc độ cao, với tần số 5GHz tránh được sự xuyên nhiễu từ các thiết bị khác.
+ Nhược điểm: Giá thành đắt tầm phủ sóng ngắn hơn và dễ bị che khuất, hoạt động trên tần số 5GHz, tốc độ truyền tải lên đến 54Mbps nhưng không xuyên qua được vật cản. Hiện nay dạng chuẩn này rất ít được sử dụng.

2.    Chuẩn 802.11b
Từ tháng 6 năm 1999, IEEE mở rộng chuẩn 802.11 ban đầu và tạo ra các đặc tả kỹ thuật cho 802.11b. Chuẩn 802.11b hỗ trợ băng thông 11Mbps, ngang với tốc độ Ethernet thời bấy giờ. Đây là chuẩn WLAN lần đầu tiên được chấp nhận trên thị trường, sử dụng tần số 2,4 GHz. Chuẩn 802.11b sử dụng kỹ thuật điều chế khoá mã bù (Compementary Code Keying – CCK) và dùng kỹ thuật trải phổ trực tiếp giống như chuẩn 802.11 nguyên bản. Với lợi thế về tần số (băng tần nghiệp dư ISM 2,4GHz), các hãng sản xuất sử dụng tần số này để giảm chi phí sản xuất, tốc độ truyền tải với tốc độ thấp hơn 802.11a, vùng phủ sóng từ 100-300m. Hai chuẩn 802.11 a b không tương thích với nhau. Nhưng khi đó tình trạng lộn xộn lại xảy ra, 802.11b có thể bị nhiễu lò vi sóng, điện thoại và các dụng cụ khác cùng sử dụng tần số 2,4 GHz. Tuy nhiên, bằng cách lắp đặt 802.11b ở khoảng cách hợp lý sẽ dễ dàng tránh được nhiễu.
Ưu và nhược điểm của chuẩn 802.11b.
+ Ưu điểm: Giá thành thấp nhất, tầm phủ sóng tốt và không dễ bị che khuất.
+ Nhược điểm: Tốc độ tối đa thấp, có thể bị nhiễu bởi các thiết bị gia dụng.

3.    Chuẩn 802.11g
Năm 2002 và 2003, các sản phẩm WLAN hỗ trợ chuẩn mới hơn được gọi là 802.11g, được đánh giá cao trên thị trường, chuẩn này cố gắng kết hợp tốt nhất 802.11a và 802.11b. Chuẩn 802.11g hỗ trợ băng thông 54Mbps và sử dụng tần số 2,4GHz cho phạm vi phủ sóng lớn hơn. 802.11b, nghĩa là các điểm truy cập (access point – AP) 802.11g sẽ làm việc với card mạng Wi-Fi chuẩn 802.11b…
Tháng 7-2003, IEEE phê chuẩn 802.11g. Chuẩn này sử dụng phương thức điều chế OFDM tương tự 802.11a nhưng lại dùng tần số 2,4GHz giống với chuẩn 802.11b. Chuẩn này vẫn đạt tốc độ 54Mbps và có khả năng tương thích ngược với chuẩn 802.11b nhưng không tương thích với chuẩn 802.11a.
Chuẩn 802.11g phổ biến nhất hiện nay vùng phủ sóng khoảng 38-140m.
Ưu và nhược điểm của chuẩn 802.11g.
+ Ưu điểm: Tốc độ cao, tầm phủ song tốt và ít bị che khuất.
+ Nhược điểm: Giá thành đắt hơn 802.11b, có thể bị nhiễu bới các thiết bị khác sử dụng cùng băng thông.
4.    Chuẩn 802.11n
Đây là chuẩn được thiết kế để cải thiện tính năng của 802.11g về tổng băng thông được hỗ trợ bằng cách tận dụng nhiều tín hiệu không dây và anten (gọi là công nghệ MIMO (Multiple Input and Multiple Output). Khi chuẩn này hoàn thành, 802.11n sẽ hỗ trợ tốc độ lên đến 248 Mbps. 802.11n cũng cho tầm phủ sóng tốt hơn các chuẩn Wi-Fi trước đó nhờ tăng cường độ tín hiệu. Các thiết bị 802.11n sẽ tương thích ngược với 802.11g, hoạt động trên cả hai tần số 2,4GHz và 5GHz. Vùng phủ sóng rộng khoảng 70-250m.
Ưu và nhược điểm của chuẩn 802.11n.
+ Ưu điểm: Tốc độ nhanh, vùng phủ sóng tốt, trở kháng lớn hơn để chống nhiễu từ các tác động của môi trường.
+ Nhược điểm: Chuẩn này vẫn chưa được ban bố, giá cao hơn 802.11g, sử dụng nhiều luồng tín hiệu có thể gây nhiễu với các thiết bị 802.11b/g kế cận.
Ngoài 4 chuẩn Wi-Fi chung ở trên, vẫn còn một vài công nghệ mạng không dây khác vẫn tồn tại. Các chuẩn của nhóm 802.11 giống như 802.11h và 802.11j là các mở rộng của công nghệ Wi-Fi, mỗi một chuẩn phục vụ cho một mục đích cụ thể.
Bluetooh là một công nghệ mạng không dây khác. Công nghệ này hỗ trợ trong một phạm vi rất hẹp (xấp xỉ 10m) và băng thông thấp (1-3Mbps) được thiết kế cho các thiết bị mạng năng lượng thấp như các máy cầm tay. Giá thành sản phẩm thấp của phần cứng Bluetooh cũng hấp dẫn các hang sản xuất trong lĩnh vực này.
        WiMax cũng được phát triển riêng với Wi-Fi. WiMax được thiết kế nhằm có thể kết nối mạng trong phạm vi rộng hơn (hàng trăm).

Tuesday, July 5, 2016

Tần số Uplink và Downlink



Có một câu hỏi đặt ra là: Tại sao tần số Uplink trên hệ thống di động lại thấp hơn tần số Downlink? Còn trong thông tin vệ tinh, tần số Downlink lại thấp hơn tần số Uplink?

 Như chúng ta đã biết. Tần số tín hiệu ảnh hưởng trực tiếp tới độ suy giảm của tín hiệu. Tần số tín hiệu càng cao thì độ suy hao càng lớn và yêu cầu mức công suất cao hơn.
E=h.f
Chính vì vậy nên trong thông tin vô tuyến, các thiết bị đầu cuối di động thường đường được xem xét ưu tiên hơn so với các trạm gốc, tín hiệu đường lên từ thiết bị đầu cuối di động lên trạm gốc BTS sẽ sử dụng dải tần thấp hơn so với tín hiệu đường xuống từ BTS xuống.
Hình 1.
Trong thông tin vệ tinh, thiết bị vệ tinh ở xa mặt đất và phải sử dụng nguồn năng lượng từ Pin mặt trời, sẽ hạn chế hơn nhiều so với thiết bị trạm mặt đất với nguồn nuôi ổn định. Chính vì vậy đường lên tín hiệu từ trạm mặt đất tới vệ tinh sẽ được sử dụng dải tần số cao hơn, và ưu tiên dải tần thấp hơn cho tín hiệu đường xuống từ vệ tinh xuống thiết bị trạm mặt đất.
Hình 2.

Phân biệt Uplink, Downlink, Upstream, Downstream



Khi nghiên cứu về thông tin di động, chúng ta thường gặp thuật ngữ Uplink và Downlink. Hai khái niệm này không khó để phân biệt. Uplink là để chỉ đường lên tín hiệu từ thiết bị đầu cuối di động tới trạm gốc BTS. Còn Downlink là đường xuống tín hiệu từ BTS tới thiết bị đâu cuối.

Hình 1.

Nhưng khi tiếp cận với thiết bị thông tin vệ tinh thì lại có thêm 2 khái niệm mới là Upstream và Downstream. Upstream là đường tín hiệu từ thiết bị đầu cuối lên vệ tinh và về trạm HUB. Còn Downstream là đường ngược lại từ trạm HUB lên vệ tinh và về thiết bị đầu cuối.


 Hình 2.

Lúc này Uplink chỉ là đường tín hiệu từ thiết bị mặt đất lên vệ tinh, và ngược lại Downlink là tín hiệu từ vệ tinh xuống thiết bị ở mặt đất (trạm HUB, VSAT, hoặc là thiết bị remote đầu xa nào đó…)

Nghĩa là khái niệm Upstream, Downstream có phạm vi rộng hơn Uplink, Downlink. Trong đường Upstream có chứa cả Uplink và Downlink, và tương tự với đường Downstream cũng vậy.

Phân biệt Uplink, Downlink, Upstream, Downstream



Khi nghiên cứu về thông tin di động, chúng ta thường gặp thuật ngữ Uplink và Downlink. Hai khái niệm này không khó để phân biệt. Uplink là để chỉ đường lên tín hiệu từ thiết bị đầu cuối di động tới trạm gốc BTS. Còn Downlink là đường xuống tín hiệu từ BTS tới thiết bị đâu cuối.

Hình 1.

Nhưng khi tiếp cận với thiết bị thông tin vệ tinh thì lại có thêm 2 khái niệm mới là Upstream và Downstream. Upstream là đường tín hiệu từ thiết bị đầu cuối lên vệ tinh và về trạm HUB. Còn Downstream là đường ngược lại từ trạm HUB lên vệ tinh và về thiết bị đầu cuối.


 Hình 2.

Lúc này Uplink chỉ là đường tín hiệu từ thiết bị mặt đất lên vệ tinh, và ngược lại Downlink là tín hiệu từ vệ tinh xuống thiết bị ở mặt đất (trạm HUB, VSAT, hoặc là thiết bị remote đầu xa nào đó…)

Nghĩa là khái niệm Upstream, Downstream có phạm vi rộng hơn Uplink, Downlink. Trong đường Upstream có chứa cả Uplink và Downlink, và tương tự với đường Downstream cũng vậy.