Thời đại vũ trụ
bắt đầu vào ngày 4 tháng 10 năm 1957 bằng việc phóng thành công vệ tinh nhân tạo
đầu tiên Sputnik 1. Con tàu vũ trụ nhỏ bé này chỉ tồn tại 3 tháng trên quỹ đạo,
và sau đó bốc cháy trên bầu khí quyển trái đất.
Theo sau những
bước chân lịch sử này, rất nhiều những tàu vũ trụ đã được phóng lên quỹ đạo
trái đất, quanh mặt trăng, mặt trời và những hành tinh khác, và thậm trí là ra
khỏi hệ mặt trời. Cho tới năm 2013, có 1071 vệ tinh nhân tạo
đang hoạt động trên các quỹ đạo quanh trái đất. 50% trong đó đã được phóng lên
bởi Hoa Kỳ.
Một nửa trong số
đó có quỹ đạo thấp, chỉ một vài trăm km trên bề mặt trái đất. Một vài vệ tinh
danh tiếng trong số đó bao gồm: trạm không gian quốc tế, kiến thiên văn không
gian Hubble, và nhiều vệ tinh quan sát trái đất.
Khoảng 1/20 vệ
tinh nằm trong quỹ đạo trung bình, khoảng 20.000 km, đây thường là những vệ
tinh định vị toàn cầu sử dụng cho mục đích dẫn đường.
Một nhóm nhỏ trong đó có
quỹ đạo elip, quỹ đạo của chúng giúp đưa chúng đến gần và xa trái đất hơn (vì
trái đất là một trong 2 tiêu cự của hình elip này).
Số còn lại có quỹ
đạo địa tĩnh ở độ cao khoảng 36.000 km.
Nếu chúng ta có
thể nhìn thấy những vệ tinh này từ bề mặt trái đất, chúng sẽ xuất hiện cố định
trên bầu trời. Thực tế thì chúng ở nguyên trên một khu vực địa lý để cung cấp
những nền tảng hoàn thiện cho thông tin viễn thông, phát sóng truyền hình hay theo
dõi thời tiết.
Còn có rất nhiều những vật thể nhân tạo đang quay quanh trái đất. Trong số này có những
mảnh vỡ tên lửa đẩy, những vệ tinh đã chết (hết hạn sử dụng), và những vật thất
lạc… Dựa vào mạng giám sát không gian Hoa kỳ, có nhiều hơn 21.000 vật thể có
kích thước lớn hơn 10 cm đang quay quanh trái đất. Chỉ một phần nhỏ trong số
chúng là các vệ tinh đang hoạt động. Người ta ước lượng có khoảng 500.000 những
mẩu nhỏ khác có kích thước từ 1 đến 10 cm.
Quỹ đạo trái đất
thấp đang bị ô nhiễm với rác, trạm không gian quốc tế thường xuyên phải loại bỏ
chúng để tránh sự va chạm với những khối nguy hiểm từ những mảnh vỡ trong không
gian. Rất nhiều những vật thể này được tạo ra từ những va đập, và một vài nhà
khoa học đã lo lắng rằng việc du lịch vũ trụ trong tương lai có thể có nhiều rủi
ro nếu như chúng ta để quá nhiều rác quay quanh hành tinh này.
Nhìn ra xa từ quỹ
đạo của chúng ta, có một vài vệ tinh đang quay quanh mặt trăng.
Đúng vậy, tàu vũ trụ quan sát mặt trăng và thám hiểm khí quyển và bụi môi trường
trên mặt trăng đang ở trên quỹ đạo của mặt trăng. Xa hơn nữa, có cả một tàu vũ
trụ quay quanh sao Thủy, một cái quay quanh sao Kim, 3 cái quay quanh sao Hỏa
và một cái quay quanh sao Thổ. Có một nhóm nhỏ tàu vũ trụ quay quanh mặt trời,
mặc dù chúng đang dẫn trước hay theo sau trái đất trong quỹ đạo mặt trời. và một
vài tàu vũ trụ đang trên quỹ đạo để đưa chúng ra khỏi hệ mặt trời. Tàu vũ trụ
Voyager của NASA đã đi vào vùng nhật quyển của mặt trời vào năm 2013, vào vùng
giữa các vì sao.
Bắt đầu với hành
trình đơn phương độc mã của Sputnik 50 năm về trước, thật là thú vị khi xem
xét bao nhiêu vệ tinh chúng ta đã phóng vào vũ trụ trong chỉ vài thập kỷ. Với nhiều
những lần phóng thế nữa, vũ trụ sẽ trở thành một nơi đông đúc, nhôn nhịp với rất nhiều những
xứ mệnh thú vị được mong đợi.
Theo bạn, vũ trũ sẽ thế nào sau vài thập kỷ nữa?
https://nguoinoitiengweb.wordpress.com/2017/08/21/featured-content/
ReplyDeletehttps://nguoinoitiengweb.wordpress.com/2017/08/26/nhung-thoi-quen-tich-cuc-cua-bill-gates/
ReplyDelete